Cách kiểm tra độ pH của sữa rửa mặt nhanh chóng, chính xác nhất

Độ pH là tiêu chí vô cùng quan trọng khi chọn sữa rửa mặt. Và bạn cũng nên tin tưởng tuyệt đối vào con số trên nhãn sản phẩm hoặc lời quảng cáo của các hãng mỹ phẩm. Thay vào đó, bạn nên tự mình thử độ ph của sữa rửa mặt đang hoặc định sử dụng. Ngay sau đây, Skintalk sẽ chỉ cho bạn cách đơn giản nhất giúp xác định độ pH chuẩn nhất. 

do-ph-cua-sua-rua-mat
Độ pH của sữa rửa mặt là gì?

Độ pH của sữa rửa mặt là gì?

Độ pH là gì?

pH là viết tắt của cụm từ “potential hydrogen” và độ pH là thước đo độ axit hoặc độ kiềm của một dung dịch. Trong từ điển làm đẹp, độ pH đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng và sự khỏe mạnh của làn da. Cả làn da và sản phẩm chăm sóc da đều có độ pH riêng. Việc tìm hiểu về sự khác biệt giữa chúng là nền tảng giúp bạn biết cách lựa chọn và phối hợp đúng các sản phẩm với nhau.

Độ pH của da

Làn da khỏe mạnh được bao phủ bởi một lớp màng axit có độ pH dao động từ 4.5 – 6.5. Lớp màng axit này được tạo nên từ mồ hôi và dầu tự nhiên trên da. Nó giữ vai trò như một rào cản chống lại vi khuẩn có hại, chất ô nhiễm và tình trạng mất ẩm.

Độ pH của sữa rửa mặt

Độ pH của sữa rửa mặt có thể khác nhau tùy thuộc vào nhãn hiệu và công thức. Nhưng nhìn chung có thể chia ra thành sữa rửa mặt có độ pH dưới 4.5, sữa rửa mặt có độ pH lý tưởng 4.5 – 5.5 và sữa rửa mặt có độ pH cao trên 5.5

thu-do-ph-cua-sua-rua-mat
Làn da khỏe mạnh có độ pH từ 4.5 – 6.5

Cách đo độ pH

Chuẩn bị: Giấy quỳ tím có sẵn bảng màu đo độ pH, nước sạch và sữa rửa mặt

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Hòa tan sữa rửa mặt với một ít nước sau đó nhúng giấy quỳ tím vào hỗn hợp:
  • Bước 2: Để yên giấy quỳ tím trong hỗn hợp khoảng 2 phút hoặc cho đến khi đổi màu rồi lấy ra.
  • Bước 3: Đọc kết quả bằng cách sánh màu của giấy quỳ tím với bảng màu đo độ pH.

Lưu ý: Giấy quỳ tím giúp ước tính độ pH và có thể không chính xác bằng xét nghiệm chuyên nghiệp trong phòng thí nghiệm. Nếu bạn cần thông tin pH chính xác, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của nhà sản xuất hoặc sử dụng thiết bị kiểm tra pH tiên tiến hơn.

do-ph-cua-sua-rua-mat-2
So sánh màu của giấy quỳ và bảng màu của thang đo độ pH

Độ pH của sữa rửa mặt bao nhiêu là tốt?

Độ pH được khuyến nghị cho sữa rửa mặt là từ 4.5 – 5.5. Đây là mức pH có tính axit nhẹ tương thích với lớp màng axit nên không gây ảnh hưởng trì trạng thái cân bằng và độ ẩm tự nhiên trên da. 

Trong khi đó, sản phẩm có độ pH cao hơn chứa nhiều kiềm và có thể phá vỡ lớp màng axit. Điều này dẫn đến hiện tượng khô căng, tăng tiết dầu và nguy cơ nổi mụn. Ngược lại, sữa rửa mặt có độ pH quá thấp thì có tính axit mạnh nên sẽ gây ngứa, kích ứng và bào mòn da.

do-ph-cua-sua-rua-mat-bao-nhieu-la-tot
Chọn sữa rửa mặt có độ pH thấp từ 4.5 – 5.5

Cách nhận biết sữa rửa mặt có pH thấp

Tra cứu thông tin trên nhãn sản phẩm

Một số thương hiệu hiện cung cấp thông tin về độ pH sữa rửa mặt trên nhãn hoặc trong mô tả sản phẩm. Nhưng nếu thông tin không có sẵn thì bạn có thể có thể liên hệ trực tiếp với các kênh chăm sóc khách hàng của họ. Hãy gửi câu hỏi về độ pH của sản phẩm mà bạn quan tâm để được cung cấp con số cụ thể nhất.

Nhận biết độ pH thông qua phản ứng của da

Việc xác định sữa rửa mặt có độ pH cao hay thấp thông qua phản ứng của da chỉ mang tính phỏng đoán. Dù vậy, bạn có thể dựa vào đó để nhận biết sản phẩm có phù hợp với làn da của mình hay không. 

  • Không gây kích ứng hay khó chịu cho da: Các loại sữa rửa mặt có độ pH phù hợp thường dịu nhẹ và không gây kích ứng hay mẩn đỏ. Nếu bạn nhận thấy sữa rửa mặt khiến da bạn bị căng rát, ửng đỏ thì đó có thể là do công thức có độ pH cao. 
  • Da mịn màng, không khô căng sau khi rửa mặt: Sữa rửa mặt có độ pH thấp không làm mất đi độ ẩm tự nhiên trên da. Ngược lại nếu da trở nên khô căng và tiết dầu nhiều hơn sau khi rửa mặt thì sản phẩm đó có độ pH trung tính hoặc cao hơn. 
  • Không làm tăng độ nhạy cảm của da khi sử dụng lâu dài: Sữa rửa mặt có độ pH 4.5 – 5.5 giúp cân bằng độ pH của da, khiến da ít bị nhạy cảm và viêm nhiễm hơn. Trong khi đó, các sản phẩm có độ pH quá cao hoặc quá thấp làm tình trạng da ngày nhạy cảm và dễ nổi mụn. 
cach-kiem-tra-do-ph-cua-sua-rua-mat
Nhận biết độ pH của sữa rửa mặt cao hay thấp quan phản ứng của da

Lợi ích của việc sử dụng độ pH của sữa rửa mặt thấp

Sử dụng sữa rửa mặt có độ pH thấp trong khoảng 4.5 – 5.5 vô cùng quan trọng bởi những lợi ích sau đây:

Duy trì lớp màng axit khỏe mạnh

Lớp màng axit là hàng rào bảo vệ trên bề mặt da giúp duy trì sự cân bằng độ pH và chống lại vi khuẩn có hại và các yếu tố môi trường. Sử dụng sữa rửa mặt có độ pH phù hợp giúp duy trì sự cân bằng mong manh này, đảm bảo cơ chế bảo vệ tự nhiên của da còn nguyên vẹn.

Giữ ẩm

Các loại sữa rửa mặt có độ pH cao, chẳng hạn như xà phòng có tính kiềm, có thể làm mất đi lớp dầu và độ ẩm tự nhiên của da. Điều này có thể dẫn đến khô, căng và thậm chí bong tróc, khiến da dễ bị kích ứng và nhạy cảm hơn. Ngược lại, sữa rửa mặt có độ pH thấp giúp giữ ẩm, giúp da luôn đủ nước và mềm mại.

do-ph-cua-sua-rua-mat-3
Sử dụng sữa rửa mặt có độ pH phù hợp để bảo vệ hàng rào độ ẩm cho da

Điều tiết sản xuất bã nhờn

Sữa rửa mặt có độ pH thấp có thể góp phần điều chỉnh hoạt động của tuyến bã nhờn. Còn sữa rửa mặt có độ pH cao khiến da phải bù đắp quá mức lượng dầu tự nhiên bị mất bằng cách sản xuất nhiều bã nhờn hơn. Điều này dễ dẫn đến tình trạng da nhờn, tắc nghẽn lỗ chân lông và nổi mụn.

Duy trì sự cân bằng hệ vi sinh vật trên da

Làn da khỏe mạnh có sự cân bằng giữ nước và dầu và đây là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của hệ vi sinh vật. Sữa rửa mặt có độ pH phù hợp sẽ không làm hại đến các cá thể này và thúc đẩy làn da khỏe mạnh hơn. Ngược lại, làm sạch da bằng sữa rửa mặt có độ pH cao khiến sự cân bằng này bị phá vỡ. Từ đó làm giảm vi khuẩn có lợi đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tấn công. 

do-ph-cua-sua-rua-mat-1
Sữa rửa mặt có độ pH cao khiến da khô căng, tiết dầu thừa và dễ nổi mụn

Những thành phần có hại trong sữa sửa mặt

Sữa rửa mặt là một phần quan trọng trong quy trình chăm sóc da hàng ngày. Nhưng không phải tất cả các sản phẩm sữa rửa mặt đều lành tính và phù hợp với mọi loại da. Một số thành phần có thể gây kích ứng hoặc có tác động không mong muốn đến da. Sau đâu là những cáo tên mà chuyên gia da liễu khuyên bạn nên tránh càng xa càng tốt:

Chất tẩy rửa mạnh

Các chất tẩy rửa mạnh như sodium lauryl sulfate (SLS) và sodium laureth sulfate (SLES) thường được sử dụng để tạo bọt trong sữa rửa mặt. Tuy nhiên, chúng đã được chứng minh là không tốt cho da bởi khả năng loại bỏ dầu tự nhiên, khiến da khô căng và mất ẩm. Đối với những người có làn da khô hoặc da nhạy cảm, các chất này còn có thể gây kích ứng và viêm da.

Cồn khô

Cồn khô có khả năng hút nước từ da, dẫn đến việc làm khô và làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da. Ngoài ra, cồn khô còn loại bỏ dầu tự nhiên và gây ra mất cân bằng pH. Điều này có thể làm da sản xuất nhiều dầu hơn. 

Chưa dừng lại ở đó, cồn khô có thể giết chết các vi khuẩn có lợi trên da và làm tổn thương hàng rào bảo vệ tự nhiên. Đây là lý do khiến vi khuẩn gây bệnh có cơ hội xâm nhập vào da để gây viêm nhiễm và các vấn đề da khác.

do-ph-cua-sua-rua-mat-la-gi
Tránh xa sữa rửa mặt chứa các thành phần gây kích ứng

Hương liệu

Hương liệu chỉ mang lại một lợi ích là tạo mùi thơm nhưng lại gây ra vô số tác hại cho làn da của bạn. Đây là thủ phạm hàng đầu gây kích ứng và dị ứng, đặc biệt là ở với những người có làn da nhạy cảm.

Các hợp chất hóa học trong hương liệu có thể làm da bị khô căng, ngứa rát, ửng đỏ. Trong trường hợp nặng, bạn có thể bị phát ban, sưng tấy và viêm da tiếp xúc. Khi tiếp xúc với mắt, hương liệu cũng gây kích thích, làm mắt đỏ, ngứa và chảy nước mắt. Nguy hiểm hơn, hương liệu có thể chứa các chất gây ung thư như phthalate, beta-myrcene, benzophenone,…

Chất bảo quản

Trong mỹ phẩm nói chung, chất bảo quản hóa học là một thành phần rất có hại dù được sử dụng ở nồng độ thấp hay cao. Điển hình như paraben, các dẫn xuất của paraben, formaldehyde và các chất giải phóng formaldehyde đã được chứng minh là có khả năng gây kích ứng da, ung thư và rối loạn nội tiết. Các chất bảo quản hóa học khác cũng tiềm ẩn nhưng rủi ro lớn với sức khỏe là triclosan, butylated hydroxyanisole, phenoxyethanol,…

Dầu khoáng

Dầu khoáng và các chất có nguồn gốc từ dầu mỏ như vaseline, petrolatum,… được sử dụng rất phổ biến trong mỹ phẩm. Những thành phần này được ca ngợi về tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm mượt da. Nhưng thực chất chúng tạo thành một lớp màng ẩm “ảo” bao bọc toàn bộ bề mặt da. Điều này khiến bã nhờn bị tồn trọng trong lỗ chân lông và làm tăng nguy cơ hình thành mụn. 

Như vậy chỉ với vài bước đơn giản là bạn có thể kiểm tra thành công độ pH của sữa rửa mặt. Độ pH lý tưởng nhất dao động từ 4.5 – 5.5 bởi sự tương thích với độ pH tự nhiên của da. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Skintalk nhé!

[vutruso_related_posts_by_tag]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *