[Review] Lecithin là gì | Lợi ích của Lecithin với sức khỏe và làn da

Bạn đã bao giờ nghe về Lecithin chưa? Đây không chỉ là một thành phần có lợi cho sức khỏe mà còn giúp làm đẹp da. Trong bài viết hôm nay, Skintalk sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguồn gốc, tác dụng và tính an toàn của Lecithin. Mời bạn theo dõi nhé! 

lecithin
Lecithin là gì

Lecithin là gì?

Điều chế và sản xuất Lecithin

Lecithin là một nhóm các chất béo có màu vàng nâu đặc trưng, xuất hiện tự nhiên trong tế bào động thực vật và cả cơ thể con người. Lecithin được tách nó ra khỏi lòng đỏ trứng lần đầu vào năm 1845 bởi Theodore Gobley, một nhà hóa học và dược sĩ người Pháp. Kể từ đó, người ra đã chiết xuất nó từ nhiều nguồn khác nhau.. 

Khi nói đến chất bổ sung Lecithin, đậu nành, hạt hướng dương và trứng là những nguồn cung phổ biến nhất. Ngoài ra còn có các nguồn thay thế khác mỡ động vật, cá và ngô. Thực phẩm bổ sung Lecithin từ đậu nành chủ yếu được sản xuất ở dạng viên nang trong khi Lecithin từ hạt hướng dương tồn tại ở cả dạng bột và dạng lỏng.

Lecithin có nguồn gốc từ hướng dương có thể không phổ biến nhưng lý tưởng hơn cho những người muốn tránh thực vật biến đổi gen (GMO) trong chế độ ăn uống. Không giống như đậu nành đôi khi bị biến đổi gen trong sản xuất quy mô lớn, hạt hướng dương thường không bị ảnh hưởng bởi điều này. Ngoài ra, quá trình chiết xuất Lecithin từ hạt hướng dương cũng không cần sử dụng các hóa chất khắc nghiệt cho môi trường và sức khỏe.  

lecithin-dau-nanh
Lecithin đậu nành

Cơ chế hoạt động của Lecithin

Hợp chất Lecithin bao gồm các axit béo như Axit Stearic, Palmitic Và Oleic, chúng liên kết phức tạp với este choline của Axit Photphoric. Cấu trúc này làm cho Lecithin có tính chất lưỡng tính, nghĩa là nó có khả năng thu hút cả nước và chất béo.

Lecithin thường xuất hiện trong sản phẩm nào?

Với tính vừa ưa nước vừa ưa béo, Lecithin có thể được sử dụng để chất chất làm mịn kết cấu thực phẩm, chất hòa tan bột giúp tạo ra hỗn hợp chất lỏng đồng đều, không dính. Trong ngành dược phẩm, Lecithin cũng được bán dưới dạng thực phẩm bổ sung không kê đơn giúp cải thiện một số vấn đề sức khỏe.

Ngoài thực phẩm bổ sung, Lecithin còn xuất hiện trong mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân. Nó hoạt động như chất làm mềm, chất nhũ hóa và chất tăng cường thẩm thấu. Loại Lecithin trong mỹ phẩm thường là Hydrogenated Lecithin, một sản phẩm của quá trình hydo hóa Lecithin.

lecithin-1
Lecithin được sử dụng trong thực phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm bổ sung

Lecithin có tác dụng gì?

Đối với cơ thể

Giảm nồng độ cholesterol

Lecithin rất nổi tiếng với công dụng làm giảm cholesterol. Theo nghiên cứu chuyên môn, Lecithin từ đậu nành có thể nâng cao mức cholesterol HDL (tốt) đồng thời hạ thấp cholesterol LDL (xấu) trong máu. Đặc biệt, khi có mặt của protein từ đậu nành thì công dụng làm giảm cholesterol của Lecithin lại càng mạnh mẽ hơn.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp hoặc bệnh tim, Lecithin từ đậu nành có thể góp phần cải thiện tình trạng bệnh. Một nghiên cứu quy mô nhỏ với những người tham gia tiêu thụ các sản phẩm đậu nành giàu Lecithin đã cho kết quả tích cực về mặt này. 

Tăng cường tiêu hóa

Lecithin đã cho thấy tiềm năng trong việc tăng cường tiêu hóa, đặc biệt ở những người bị viêm loét đại tràng. Đặc tính nhũ hóa của Lecithin bắt đầu một phản ứng dây chuyền giúp cải thiện lớp chất nhầy trong ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa và bảo vệ hệ tiêu hóa yếu kém. 

Những người không bị viêm loét đại tràng cũng có thể được hưởng lợi từ Lecithin. Đặc biệt khi họ gặp phải các tình trạng như hội chứng ruột kích thích, gây ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột.

Nâng cao hệ miễn dịch

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, Lecithin đậu nành có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch. Theo một nghiên cứu trên chuột ở Brazil, việc bổ sung Lecithin hàng ngày làm tăng hoạt động của đại thực bào lên 29%.  Mặt khác, số lượng tế bào lympho ở những con chuột không mắc bệnh tiểu tăng lên đến 92%.

Chống sa sút trí tuệ

Các chất béo trong Lecithin có chứa choline, một chất quan trọng tham gia vào hoạt động giao tiếp của não bộ. Nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu choline có thể giúp trí nhớ trở nên sắc bén hơn và hỗ trợ làm giảm sa sút trí tuệ ở những người mắc bệnh Alzheimer. 

lecithin-trong-my-pham
Chống sa sút trí tuệ với thực phẩm bổ sung Lecithin

Đối với làn da

Làm mềm da

Khi thoa ngoài da, Lecithin hoạt động như một chất làm mềm, mang lại tác dụng giữ ẩm và làm dịu da. Các loại axit béo cao bên trong nó giúp tạo thành một hàng rào bảo vệ vững chắc giúp khóa độ ẩm và ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố môi trường. Đặc tính này làm mềm mượt da làm cho Lecithin trở thành một thành phần tuyệt vời cho các loại kem phục hồi da và các sản phẩm chăm sóc tóc.

Chất nhũ hóa

Chất nhũ hóa rất cần thiết cho các sản phẩm chứa cả thành phần gốc nước và gốc dầu bởi nó giúp duy trì sự đồng nhất của kết cấu. Lecithin có độ hòa tan tan trong nước thấp, tuy nhiên lại có đặc tính nhũ hóa cao. Nó giúp hòa trộn nước và dầu trong sản phẩm và chống lại hiện tượng phân tách ngay cả khi bị lắc mạnh.

Tăng cường tính thẩm thấu

Lecithin còn được phân loại là chất tăng cường sự thẩm thấu, nghĩa là nó có thể thấm sâu vào các lớp của da và tạo điều kiện cho các hoạt chất khác cũng được hấp thụ. Đặc biẹt, trong dung dịch gốc nước, phospholipid có trong Lecithin có thể tạo thành phân tử liposome, một dạng cấu trúc hình túi cầu có phần lõi bên trong. 

Theo một bài báo đăng trên International Journal of Toxicology, liposome mang lại hiệu quả trong việc đưa các thành phần bên trong nó thâm nhập qua hàng rào bảo vệ da. Tác dụng tuyệt vời này của Lecithin đã được ứng dụng vào ngành dược phẩm và dần được phát triển để đưa vào ngành mỹ phẩm.

lecithin-2
Ảnh minh họa cho phân tử liposome cắt đôi

Lecithin trong mỹ phẩm có hại không?

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phân loại Lecithin là hợp chất an toàn để bổ sung trực tiếp vào thực phẩm. Tuy nhiên, các sản phâtm bổ sung có chứa Lecithin thường không được FDA quản lý chặt chẽ về chất lượng. Vì vậy có thể có những tác dụng phụ chưa biết liên quan đến việc bổ sung Lecithin. Do đó, hãy thủ liều lượng khuyến cáo và không vượt quá  5.000 miligam/ngày.

Độ an toàn của Lecithin và Hydrogenated Lecithin cũng được Hội đồng đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) xem xét. Dựa trên các dữ liệu khoa học, CIR kết luận rằng Lecithin và Hydrogenated Lecithin an toàn khi sử dụng trong các sản phẩm rửa trôi. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm lưu lại như kem dưỡng và serum thì nên hạn chế nồng độ của chúng ở mức dưới 15%. 

Đặc biệt cần lưu ý rằng Lecithin hoạt động như một chất tăng cường khả năng thẩm thấu nên cần thận trọng khi bào chế hoặc sử dụng chung với với các thành phần có khả năng gây hại. Ngoài ra, một số người có thể dị ứng với Lecithin khi khi họ dị ứng với các nguồn thực phẩm chiết xuất ra nó, chẳng hạn như đậu nành, trứng, sữa,…

lecithin-la-gi
Sử dụng chất bổ sung Lecithin theo khuyến cáo

Phụ nữ mang thai và chất bổ sung Lecithin

Hiện tượng tắc ống dẫn sữa có thể xảy ra ở một số phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú. Điều này khiến sữa mẹ không chảy ra, gây đau đớn cho người mẹ và khiến việc cho con bú trở nên khó khăn hơn. 

Theo nghiên cứu, tắc ống dẫn sữa có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh viêm tuyến vú. Để giúp phòng ngừa, tổ chức Canadian Breastfeeding Foundation khuyến nghị những bà mẹ thường xuyên bị tắc ống dẫn sữa nên dùng 1.200 mg Lecithin bốn lần một ngày. 

lecithin-co-tac-dung-gi
Phụ nữ đang cho con bú có thể uống Lecithin để phòng ngừa tắc ống dẫn sữa

Những loại thực phẩm giàu Lecithin

Lòng đỏ trứng

Lòng đỏ trứng là một nguồn tuyệt vời của Lecithin. Lòng đỏ trứng gà còn cung cấp cholin, selen, vitamin B, A, D và E. Bạn có thể tiêu thụ Lecithin thông qua việc ăn trứng luộc, trứng chiên hoặc sử dụng lòng đỏ trứng trong các món ăn và nước uống

Đậu nành

Đậu nành rất giàu lecithin, đặc biệt là trong đậu nành non và đậu nành tươi. Bạn có thể tiêu thụ đậu nành thông qua các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, nước tương, tempeh,… Đậu nành cũng giàu protein và là một nguồn choline quan trọng cho những người ăn chay không dùng trứng và sữa.

Hạt hướng dương

Hạt hướng dương cũng chứa một lượng nhất định Lecithin. Bạn có thể tiêu thụ Lecithin thông qua việc ăn hạt hướng dương khô  hoặc sử dụng hạt hướng dương trong các món ăn. Hạt hướng dương cũng giàu chất chống oxy hóa và chất có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Lúa mì

Lúa mì và các sản phẩm từ lúa mì như bánh mì nguyên cám cũng chứa một lượng nhất định lecithin. Bạn có thể tiêu thụ trực tiếp các sản phẩm từ lúa mì hoặc rắc mầm lúa mì lên bột yến mạch, ngũ cốc, sữa chua hoặc bánh mì nướng để tăng thêm chất dinh dưỡng và Lecithin trong bữa ăn hàng ngày.

Gan động vật

Gan là một nguồn giàu lecithin, đặc biệt là gan từ gia cầm như gà và vịt. Bạn có thể tiêu thụ lecithin thông qua việc ăn gan nấu chín hoặc sử dụng gan trong các món ăn.

Mỡ cá béo

Mỡ cá hồi, cá thu và cá mackerel là những giàu Lecithin và Omega-3. Để hấp thụ những chất dinh dưỡng này, bạn ăn cá nướng hoặc sử dụng mỡ cá trong các món ăn.

lecithin-trong-thuc-pham
Lecithin trong thực phẩm

Trên đây là những gì bạn nên biết về Lecithin trước khi thêm nó vào chế độ chăm sóc sức khỏe và làn da. Hy vọng những thông tin mà Skintalk cung cấp hữu ích đối với bạn. Hẹn gặp lại trong những bài viết sau!

[vutruso_related_posts_by_tag]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *