Nặn mụn xong có nên rửa mặt không? 

Khi đối diện với các nốt mụn đáng ghét, nhiều người đã lựa chọn phương pháp nặn mụn để giải quyết chúng nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, điều này có thể kéo theo những phiền toái khiến quá trình chăm sóc da sau đó trở nên khó khăn, kể cả việc làm sạch. Điển hình nhất là vấn đề nặn mụn xong có nên rửa mặt không mà Skintalk muốn đề cập đến trong bài viết hôm nay. Nếu bạn đang có ý định nặn mụn, hãy dành chút thời tìm hiểu để chăm sóc da tốt hơn cũng như tránh mắc phải các sai lầm không đáng có!

nan-mun-xong-co-nen-rua-mat-khong
Nặn mụn xong có nên rửa mặt không?

Nặn mụn xong có nên rửa mặt không?

Rửa mặt sau khi nặn mụn là một bước rất quan trọng, tuy nhiên bạn cần thực hiện đúng cách. Nếu không, làn da có thể gánh chịu thêm những tổn thương mới và khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.

Lợi ích của việc rửa mặt sau khi nặn mụn

Quá trình nặn mụn khiến lỗ chân lông giãn nở dễ dàng bị nhiễm khuẩn từ môi trường xung quanh. Do đó, việc rửa mặt và làm sạch da trở thành yếu tố quan trọng để loại bỏ những vi khuẩn, bụi bẩn và tạp chất tích tụ trong lỗ chân lông, từ đó giảm nguy cơ viêm nhiễm và ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn mới.

Bên cạnh đó, thao tác nặn mụn có thể làm da bị tổn thương, gây ra sưng tấy và đau rát. Việc rửa mặt sau đó có thể giúp làm dịu sưng và giữ cho da trong trạng thái thoải mái hơn. Hơn nữa, nhiều sản phẩm làm sạch da cung cấp các thành phần có khả năng kháng vi khuẩn và diệt khuẩn, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm và giữ cho da luôn sạch sẽ và thông thoáng.

Lưu ý rằng làn da sau nặn mụn rất nhạy cảm và thường xuất hiện vết thương hở. Do đó, bạn nên sử dụng sữa rửa mặt có thành phần làm sạch dịu nhẹ đồng thời không chứa các chất gây khô da hay kích ứng da như cồn, hương liệu, sodium lauryl sulfate, sodium laureth sulfate,… Thay vào đó, hãy ưu tiên các sản phẩm chứa thành phần kháng khuẩn và chống viêm như tràm trà, salicylic acid,… để giúp làm dịu các nốt mụn vừa nặn và loại bỏ vi khuẩn còn sót lại.

co-nen-rua-mat-sau-khi-nan-mun
Rửa mặt sau nặn mụn rất quan trọng

Nhược điểm và nguy cơ của việc rửa mặt sau khi nặn mụn

Rửa mặt sau nặn mụn có thể gây ra một số tác động tiêu cực cho da khi bạn thực hiện không đúng cách. Chẳng hạn như rửa mặt quá mạnh sau khi nặn mụn có thể gây tổn thương da và làm tăng nguy cơ hình thành thâm sẹo. Ngoài ra, kích ứng sau khi rửa mặt không phải là hiện tượng hiếm gặp, nhất là ở da đang chịu tổn thương sau nặn mụn. Tình trạng này chủ yếu xảy ra khi bạn sử dụng sữa rửa mặt không phù hợp. Các sản phẩm chứa chất làm sạch mạnh, chất bảo quản hóa học và hương liệu có thể gây khô da và kích ứng, qua đó làm trầm trọng thêm các vết thương do nặn mụn.

sau-khi-nan-mun-nen-rua-mat-bang-gi
Rửa mặt không đúng cách sau khi nặn mụn làm tăng nguy cơ kích ứng

Quy trình rửa mặt sau khi nặn mụn đúng cách

Bước 1: Rửa mặt với nước ấm

Trước khi tiến hành quy trình, hãy rửa tay sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn từ tay bám vào da. Sau đó, rửa mặt nhẹ nhàng bằng nước ấm để làm mềm da và giãn nở lỗ chân lông. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm sạch sâu tiếp theo.

Bước 2: Sử dụng sữa rửa mặt

Lấy một lượng nhỏ sữa rửa mặt cho vào lòng bàn tay và nhẹ nhàng thoa đều lên mặt và cổ. Sử dụng đầu ngón tay và lòng bàn tay để massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Lưu ý, giảm lực và tập trung làm sạch các vùng da được nặn mụn để loại bỏ triệt để vi khuẩn và bụi bẩn.

Bước 3: Rửa mặt lại bằng nước lạnh

Sau khi massage da trong vài phút, bạn lần lượt rửa mặt lại bằng nước ấm sau đó đến nước lạnh. Nước lạnh có thể giúp se lỗ chân lông, làm mát và làm dịu sưng tấy.

nan-mun-xong-co-nen-rua-mat-khong-1
Rửa mặt bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ

Bước 4: Sử dụng sản phẩm dưỡng da

Bạn làm khô da với khăn mềm sạch hoặc bông tẩy trang và thực hiện các bước chăm sóc da như bình thường. Nếu cảm thấy cần thiết, bạn có thể sử dụng nước cân bằng ngay sau khi rửa mặt để tăng cường hiệu quả làm sạch và giúp ổn định lại độ pH tự nhiên.

Lưu ý, chu trình chăm sóc da sau nặn mụn nên được đơn giản hóa với các sản phẩm chống viêm, phục hồi và ngừa thâm sẹo. Kem dưỡng hoặc tinh chất chứa panthenol, zinc oxide hoặc tràm trà là những lựa chọn rất đáng cân nhắc trong giai đoạn này.

Bước 5: Thoa kem chống nắng

Các vết thương do nặn mụn rất cần được bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường, nhất là ánh nắng mặt trời. Vì vậy, bạn không được quên thoa kem chống nắng phổ rộng vào ban ngày và luôn che chắn cẩn thận mỗi khi tiếp xúc với ánh nắng.

Để làm giảm nguy cơ viêm nhiễm và bảo vệ da sau nặn mụn tối ưu nhất, bạn nên ưu tiên sử dụng kem chống nắng vật lý có chỉ số SPF từ 25 trở lên. Các chuyên gia cho biết titanium dioxide và zinc oxide là 2 thành phần chống nắng vật lý an toàn nhất hiện nay. Chúng được khuyên dùng cho nhiều đối tượng khác nhau, kể cả trẻ em trên 6 tháng tuổi. Đồng thời, da sau nặn mụn cũng cần tránh xa kem chống nắng chứa các chất có khả năng gây mụn (dầu khoáng, mỡ cừu,…) và các chất có khả năng gây dị ứng (hương liệu, chất tạo mùi,…).

Lưu ý, một số loại kem chống nắng hiện nay có thể chứa thêm các thành phần dưỡng da đặc biệt. Đối với da đang cần làm dịu như da mụn, bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm chứa vitamin E. Theo nghiên cứu, khi được sử dụng ở dạng tự nhiên nguyên chất, vitamin E không chỉ làm tăng độ chống tia UVB của da lên gấp 7 lần mà còn hỗ trợ làm giảm viêm, cấp ẩm và thúc đẩy vết thương mau lành.

sau-khi-nan-mun-co-nen-rua-mat-khong
Cần bảo vệ da sau nặn mụn khỏi ánh nắng mặt trời

Cách chăm sóc da khác sau khi nặn mụn

Sau khi nặn mụn, làn da cần được chăm sóc chu đáo hơn để đảm bảo phục hồi nhanh chóng và hạn chế để lại thâm sẹo. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách:

  • Thoa kem làm lành da: Kem làm lành da giúp làm làm dịu và đẩy nhanh tốc độc chữa lành vết thương. Với các thành phần như vitamin B5, chiết xuất hoa cúc, trà xanh, nha đam,… loại sản phẩm này cũng giúp cấp ẩm, làm giảm viêm và ngăn ngừa tình trạng tăng sắc tố gây thâm.
  • Đắp mặt nạ làm dịu da: Mặt nạ giấy giúp cấp nước tức thì và hỗ trợ làm dịu da sau nặn mụn khá hiệu quả. Lưu ý, chỉ đắp mặt nạ khi các vết thương do nặn mụn đã khép lại để tránh gây châm chích, khó chịu cho da.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Da sau khi nặn mụn rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với ánh nắng. Vì vậy, bên cạnh các biện pháp chống nắng, bạn cũng nên hạn chế phơi nắng khi không cần thiết, nhất là trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 16 giờ chiều khi tia UV hoạt động mạnh nhất.
  • Tránh tác động mạnh lên da: Chạm tay lên mặt hoặc dùng lực quá mức khi rửa mặt và thoa sản phẩm chăm sóc da có thể khiến các vùng da sau nặn mụn bị tổn thương nặng hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Uống đủ nước và ăn uống lành mạnh: Để giúp các tổn thương sau nặn mụn phục hồi nhanh chóng, hãy chăm sóc da từ cả bên ngoài lẫn bên trong. Trong giai đoạn này, bạn nên uống đủ nước và ăn uống lành mạnh. Thay vì tiêu thụ thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo, hãy tập trung bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm tươi sạch, giàu chất chống oxy hóa và chất chống viêm.
nan-mun-xong-co-nen-rua-mat
Làm dịu da sau nặn mụn với mặt nạ giấy

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “Nặn mụn xong có nên rửa mặt không?”. Hy vọng bài viết của Skintalk có thể đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin làm đẹp của bạn. Hẹn gặp lại bạn trong các chủ đề tiếp theo!

[vutruso_related_posts_by_tag]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *