Bấm để xem Nội dung bài viết
Toluene là gì?
Toluene là một trong những hoạt chất thường xuyên xuất hiện trong bảng thành phần của các sản phẩm tẩy rửa sơn, được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất nguyên nhiên liệu. Tuy nhiên, có thể bạn không biết rằng Toluene còn được sử dụng để sản xuất các sản phẩm có tiếp xúc trực tiếp tới da. Nhiều người sử dụng lo lắng không biết rằng những sản phẩm chứa Toluene có gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe hay không? Để có thể tìm được câu trả lời chính xác thì bạn hãy tham khảo bài viết sau đây của Dr.Baumann nhé!
Đặc tính và cách sản xuất Toluene
Toluene hay còn được biết đến với các tên gọi khác là Metylbenzen, Phenylmetan hay Toluol,… Toluene được ứng dụng nhiều để làm dung môi hỗ trợ quá trình hòa tan sơn, mực in, hòa tan chất hóa học, cao su, chất kết dính.
Đây là hợp chất thuộc nhóm Hydrocacbon thơm, có đặc tính không tan trong các loại dung môi hữu cơ và không tan trong cồn, Ether, Acetone.
Toluene có mùi gì?
Thông thường, Toluene tồn tại ở dạng chất lỏng trong suốt, không màu, có mùi giống với mùi của các chất pha loãng sơn là Thinner. Nếu bạn bảo quản không đúng cách thì thành phần hoạt chất này sẽ dễ bị bay hơi ở nhiệt độ phòng.
Toluene trong tự nhiên?
Toluene là một hợp chất tự nhiên có nguồn gốc từ dầu thô và từ quá trình dầu mỏ hoặc quá trình hóa dầu. Toluene chủ yếu được sử dụng để tổng hợp Benzen và các hóa chất khác, bao gồm các chất màu đồ họa, sơn và dung môi. Toluene là một sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất xăng, trong sản xuất than cốc từ than đá.
Tính chất của Toluene
Công thức hóa học của Toluene là C7H8, đây là chất lỏng này có khả năng bay hơi rất cao, đồng thời dễ bắt lửa và dễ cháy, bởi vậy yêu cầu rất cao trong quá trình bảo quản. Khối lượng phân tử của Toluene là 92.14 g/mol và tỷ trọng của nó là 0.8669 g/cm3. Toluene có thể bị hòa tan nhanh chóng trong nước với độ hòa tan là 0,053 g/100 mL (20-25 °C).
- Nhiệt độ nóng chảy của Toluene là −93 độ C.
- Nhiệt độ sôi của Toluene là 110.6 độ C.
- Nhiệt độ tới hạn của Toluene là 320 độ C.
- Độ nhớt của Toluene là 0,590 cP ở 20 độ C.
Sản xuất Toluene
Để có thể sản xuất Toluene ở cấp độ công nghiệp sẽ không quá khó hay quá tốn kém chi phí. Toluene có thể được tổng hợp nhờ phản ứng của Benzen với Metyl Clorua với sự có mặt của Nhôm Clorua ( Axit Lewis ).
Phản ứng hóa học của Toluen:
C 6 H 5 H + CH 3 Cl → C 6 H 5 CH 3 + HCl
Công dụng của Toluene là gì?
Mặc dù Toluene gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, tuy nhiên nó vẫn được ứng dụng nhiều trong quá trình sản xuất nhiên liệu và thường được sử dụng trong việc làm dung môi hữu cơ thay thế cho Benzen. Đồng thời, Toluene cũng là một trong những nguyên liệu hóa học thường được sử dụng và có thể được sử dụng để chế tạo thuốc nổ, thuốc trừ sâu, Axit Benzoic, thuốc nhuộm, nhựa tổng hợp và Polyester, v.v.
Bên cạnh đó Toluene còn có một số công dụng vô cùng phổ biến phổ biến, bao gồm:
Toluene là tiền thân của các hóa chất khác
Cùng với quá trình tổng hợp Benzen và Xylene, Toluene còn được sử dụng để sản xuất các chất sau:
- Sử dụng Toluene để sản xuất Bọt Polyurethane
- Sử dụng Toluene để sản xuất TrinitroToluen – Thuốc Nổ TNT
- Sử dụng Toluene để sản xuất Thuốc tổng hợp.
Ngành công nghiệp in ấn và các chất pha loãng
Một trong những công dụng nổi bật nhất của hoạt chất Toluene đó là được sử dụng để làm dung môi cho các sản phẩm tiêu dùng và được sử dụng để làm chất pha loãng sơn. Toluene thuộc top 5 dung môi được sử dụng nhiều nhất trong ngành sản xuất sơn mài, sản xuất các chất pha loãng, keo dán, và được sử dụng như dung môi pha loãng trong quá trình in và tẩy rửa.
Đặc biệt hơn, ngoài việc được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp khác nhau thì Toluene còn là chất quan trọng trong ngành công nghiệp chất nổ.
Pha vào xăng để tăng chỉ số octan
Toluene có thể tạo ra nhiều năng lượng đối với các động cơ đốt trong, cụ thể hơn đó là Toluene có thể tăng chỉ số Octan của xăng. Khi sử dụng thành phần này sẽ giúp tiêu hao ít năng lượng trong quá trình đốt cháy và đem lại mức năng lượng cao hơn xăng E95 thông thường. Đây chính là một trong những lý do Toluene lại được sử dụng phổ biến.
Thay thế benzen trong hầu hết các ngành công nghiệp
Công dụng được nhắc đến nhiều nhất khi nói tới Toluene đó là khả năng thay thế cho Benzen. Toluene và Benzen đều thuộc họ nhà Hydrocacbon thơm và có tính chất hóa lý tương đối giống nhau. Đối với ngành sản xuất công nghiệp, Toluene thường được sử dụng để sản xuất Benzen và Xylen. Các sản phẩm hạ nguồn chính của nó là nitroToluene , axit benzoic, benzyl clorua, m-cresol, Toluene diisocyanate.
Cạnh đó, Toluene còn vô cùng thích hợp cho quá trình chiết xuất và tẩy nhờn. Toluene còn đóng vai trò là chất pha loãng và dung môi nhựa được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất sơn, vecni, sơn mài, chất kết dính và mực in và các công thức pha loãng.
Toluene trong mỹ phẩm
Toluene dễ nitrat hóa để tạo ra p-nitroToluen hoặc o-nitroToluene , đây là những nguyên liệu thô được sử dụng cho thuốc nhuộm hoặc Saccharin. Toluene khi sơn lên móng tay dễ dàng đem lại hiệu quả mịn màng hơn so với xăng thơm và axeton. Không chỉ vậy, Toluene còn được sử dụng làm chất tẩy móng tay với nồng độ và hiệu quả cao.
Dung môi trong phòng thí nghiệm
Trong phòng thí nghiệm, Toluene được sử dụng như một thuốc thử phân tích như dung môi, chất chiết và chất tách và thuốc thử phân tích sắc ký. Đặc biệt là các hợp chất dung môi hữu cơ.
Toluene có độc không?
Nếu để ý các bạn sẽ có thể thấy Toluene có mặt trong một số sản phẩm mỹ phẩm có tiếp xúc trực tiếp tới làn da, vậy thành phần hoạt chất này có gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe hay không?
Toluene được biết đến như một phần của “Toxic-trio” có nghĩa là một trong những thành phần thuộc “bộ ba chất độc hại”. “Bộ ba” này bao gồm các thành phần như chất bảo quản hóa học nguy hại – Formaldehyde, chất giúp sơn bóng cứng – Dibutyl phthalate và Toluene . Ở nhiều quốc gia trên thế giới, Toluene đã bị đưa vào danh sách cấm sử dụng, tuy nhiên tại Việt Nam thành phần này vẫn được sử dụng và được liệt kê trong bảng thành phần của nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Toluene gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe khi bạn thường xuyên tiếp xúc với nó, một số ảnh hưởng nghiêm trọng mà chất này gây ra là:
- Khi hít phải Toluene ở nồng độ cao sẽ khiến hệ thần kinh trung ương của bạn bị ảnh hưởng khá nặng nề.
- Toluene có thể gây ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan có vai trò lọc như gan, phổi, thận.
- Nhẹ hơn, khi hít phải hoặc sử dụng các sản phẩm chứa Toluene sẽ khiến bạn chóng mặt, mệt mỏi, chân tay bủn rủn, mất sức, không giữ được thăng bằng,…
- Gây ra triệu chứng khó thở, buồn nôn, suy giảm sức khỏe.
- Người tiếp xúc nhiều với nồng độ Toluene trong không khí hoặc qua da thường xuyên sẽ xảy ra tình trạng rối loạn chức năng thần kinh, mê man, trầm cảm.
- Toluene gây cay mắt, làm xuất hiện nguy cơ kích ứng mắt và khô da nghiêm trọng.
- Nếu bạn lỡ uống phải những sản phẩm có chứa Toluene sẽ xuất hiện tình trạng nôn mửa, khó tiêu, tiêu chảy, suy hô hấp, thậm chí có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
- Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và phụ nữ đang cho con bú, Toluene sẽ có thể khiến bạn bị giảm khả năng tập trung, gây dị tật ở sọ mặt của cả mẹ và bé.
Bởi vậy, để không gặp phải những tình trạng trên bạn cần tránh sử dụng các sản phẩm có chứa Toluene.
Cách xử lý khi bị ngộ độc Toluene
Nếu bạn lỡ sử dụng các sản phẩm có chứa Toluene và xuất hiện tình trạng ngộ độc thì bạn nên di chuyển đến một khu vực thông thoáng, có khả năng thông gió tốt, đồng thời nên tìm tới cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.
Không chỉ Toluene mà còn rất nhiều các thành phần nguy hại khác vẫn đang được sử dụng như một thành phần mỹ phẩm chăm sóc da, đó là:
- Formaldehyde: Thành phần này gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe, nếu tiếp xúc ngắn hạn với formaldehyde có thể xuất hiện tình trạng đau đầu, khó thở, các bệnh về bạch cầu, gây hại cho cho da và hệ thống hô hấp. Nếu tiếp xúc lâu dài có thể gây ung thư và làm biến dị các nhiễm sắc thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
- Paraben: Thành phần này làm cho da của bạn suy giảm sức đề kháng, dễ xuất hiện tình trạng kích ứng, có nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Cạnh đó, thành phần này còn ảnh hưởng đến Hormone Estrogen của nữ giới, giảm khả năng sinh sản và làm xuất hiện nguy cơ mắc ung thư vú.
- Triclosan: Thành phần này làm thay đổi các Hormone trong cơ thể, nguy hại cho hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ loãng xương, làm tăng nguy cơ ung thư da và ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ.
- Dibutyl Phthalate: Đây là thành phần gây rối loạn nội tiết khá nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng phải các sản phẩm chăm sóc da có chứa Dibutyl Phthalate sẽ làm xuất hiện tình trạng tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng, chàm, hen suyễn, dị ứng da…
- Coal Tar: Thành phần này xuất hiện nhiều trong bảng thành phần các sản phẩm như thuốc nhuộm tóc, sữa tắm, dầu gội và kem dưỡng da. Tuy nhiên bạn có thể không biết rằng Coal Tar có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm độc ảnh hưởng đến tính mạng.
- Kim loại nặng: Thành phần này gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe như gây tăng huyết áp, đau khớp, đau cơ, tai biến mạch máu, gây dị tật bẩm sinh, hỏng thai,..
- Chất chống nắng hóa học: Bạn nên thận trọng trong việc sử dụng kem chống nắng chứa chất chống nắng hóa học vì nó có thể gây dị ứng, ung thư vú, ung thư da, lão hóa sớm,…
Trên đây chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về hai vấn đề đó là “Toluene là gì?” và “Toluene có gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe hay không?” Sau khi tham khảo bài viết này, chúng tôi mong rằng bạn đã có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp để chăm sóc da an toàn và khỏe mạnh, tránh xa những tác động tiêu cực do thành phần hóa chất gây nên.